Quy định bắt buộc lắp thiết bị giám sát hành trình oto

Quy định lắp giám sát hành trình xe ô tô luôn là vấn đề được nhiều tài xế và doanh nghiệp kinh doanh vận tải quan tâm. Vì nếu không lắp đặt, hoặc lắp đặt không đúng tiêu chuẩn của Nghị định, các đơn vị có thể bị xử phạt nghiêm trọng. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết về quy định lắp giám sát hành trình xe ô tô đầy đủ và dễ hiểu nhất mà bạn nên biết.

Quy định và lộ trình lắp thiết bị giám sát hành trình theo qui định của bộ GTVT

Theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô . Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014, thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2009 và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ.Trong đó có một số thay đổi về việc bắt buộc lắp thiết bị định vị giám sát hành trình cho xe kinh doanh vận tải như sau:

Đối với những loại xe chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trước khi Nghị định này có hiệu lực thì việc quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, định vị xe vận tải được thực hiện theo lộ trình sau:

  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 đối với  xe taxi, xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc kinh doanh vận tải;
  • Trước ngày 01 tháng 1 năm 2016 đối vớ  xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 10 tấn trở lên
  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 đối với  xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 07 tấn đến dưới 10 tấn
  • Trước ngày 01 tháng 1 năm 2017 đối với  xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế từ 3,5 tấn đến dưới 07 tấn
  • Trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 đối với  xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
Quy Định Lắp Giám Sát Hành Trình
Lắp giám sát hành trình 4G cho xe ô tô kinh doanh, xe tải, xe công trình, taxi, xe khách từ 9 chỗ trở xuống,…

Bên cạnh đó việc lắp đặt, quản lý, khai thác thông tin thiết bị giám sát hành trình của xe phải bảo đảm tối thiểu các yêu cầu theo Điều 6-Thông tư 63/2014/TT-BGTVT:

  1. Thiết bị định vị, giám sát hành trình xe tải phải được hợp quy, đảm bảo ghi nhận, truyền dẫn đầy đủ, liên tục về máy chủ của đơn vị kinh doanh vận tải chủ quản hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (trong trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ủy thác cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý) các thông tin bắt buộc gồm: hành trình, tốc độ vận hành, thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày.
  2. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của thiết bị (thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô, xe tải, taxi…) hoặc để phá sóng, làm nhiễu tín hiệu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng định vị toàn cầu (GSM).

Cho đến năm 2020, Nhà nước đã ban hành thêm Nghị định 10/2020/NĐ-CP nhằm điều chỉnh và ra quy định mới: Đối với xe kinh doanh vận tải từ 9 chỗ ngồi trở lên, xe container, xe đầu kéo thì sẽ thực hiện lắp giám sát hành trình tích hợp thêm camera quan sát bên trong xe.

Theo đó, điều 13 và 14 của Nghị định 10 nêu rõ:

Trước ngày 01/07/2021 (đã được dời ngày đến 31/12/2021), xe ô tô có sức chứa từ 9 chỗ ngồi (kể cả lái xe), các loại xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container và xe đầu kéo đều phải lắp camera có khả năng ghi, lưu giữ hình ảnh trên xe trong thời gian xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh này sẽ được cung cấp cho các cấp có thẩm quyền: cơ quan Thanh tra giao thông, cơ quan Công an và cơ quan cấp giấy phép.

 

Các phương tiện vận tải cần phải lắp camera Nghị định 10

Hình ảnh ghi nhận và lưu trữ trên camera hành trình được lắp đặt với được truyền với tần suất từ 15-20 lần/giờ (tương đương 3-5 phút/lần) truyền dữ liệu về hệ thống máy chủ giám sát của đơn vị kinh doanh vận tải và cơ quan Nhà nước nêu trên.

Định dạng của video tại camera lắp trên xe theo tiêu chuẩn MP4 (hoặc H.264 và H.265), đồng thời kèm theo các thông tin tối thiểu gồm: biển số đăng ký xe (biển kiểm soát xe), vị trí (tọa độ), thời gian; video lưu trữ tại thẻ nhớ hoặc ổ cứng của camera với khung hình tối thiểu 10 khung hình/giây và có độ phân giải tối thiểu là 720p.

Hình ảnh, video phải rõ nét trong mọi điều kiện ánh sáng (cả ban ngày và ban đêm) và đảm bảo không bị xoá, không bị thay đổi dữ liệu trong suốt thời gian lưu trữ theo quy định.

Đơn vị kinh doanh vận tải quyết định số lượng camera phải lắp trên xe đảm bảo quan sát được các vị trí: người lái xe, cửa lên/xuống, khoang hành khách.

Thiết bị phải có chức năng ghi, lưu trữ dữ liệu video tại camera và an toàn dữ liệu khi mất nguồn điện. Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 2 phút.

Thời gian lưu hình ảnh trên xe cũng được quy định cụ thể:

  • Tối thiểu là 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500km.
  • Tối thiểu là 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500km.

 

Quy Định Lắp Giám Sát Hành Trình
Lắp thiết bị đầu ghi camera tích hợp giám sát hành trình 4G cho xe khách từ 9 chỗ, xe đầu kéo, xe container

Xe tải không kinh doanh vận tải có phải lắp định vị không

Xe tải không kinh doanh không cần lắp định vị. Theo bà Phan Thị Thu Hiền, phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), trả lời:

“Những xe không kinh doanh vận tải không cần phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Cơ quan chức năng không xử phạt những xe của doanh nghiệp chỉ chở hàng hóa trong nội bộ doanh nghiệp vì những xe này không kinh doanh vận tải.”

Không tuân theo quy định lắp giám sát hành trình xe ô tô sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định của Luật giao thông đường bộ quy định các loại xe tải kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp đặt định vị xe. Cùng với đó định vị phải hoạt động và có chất lượng đạt tiêu chuẩn đưa ra. Nếu không thực hiện hoặc thiết bị định vị không đạt tiêu chuẩn thì sẽ bị xử phạt đúng theo quy định. Mức xử phạt lên tới 2 triệu đồng và tài xế lái xe có thể bị tước giấy phép lái xe.

Ngoài ra, bên điều khiển xe ôtô từ 9 chỗ, xe đầu kéo, xe container không lắp giám sát hành trình kèm camera theo Nghị định 10, hoặc có lắp nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình tham gia giao thông, người điều khiển sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng; cá nhân kinh doanh vận tải bị phạt 5-6 triệu và buộc phải lắp camera hành trình.

Với đơn vị kinh doanh vận tải là tổ chức thì phải nộp phạt 10-12 triệu đồng, bắt buộc phải lắp camera giám sát hành trình.

Lắp đặt thiết bị giám sát hành trình hợp chuẩn ở đâu?

Công ty Cổ phần Điện tử Viễn thông Ánh Dương – adsun là đơn vị có hơn 19 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các thiết bị ứng dụng công nghệ cao cho ô tô. Trong đó thiết bị TMS-4G01 và camera Nghị định 10 TMS-CAM2-NĐ10 mới nhất là một trong những sản phẩm ưu việt được adsun phát triển và sản xuất cả về phẩn cứng lẫn phần mềm.

 

Giám Sát Hành Trình Xe Ô Tô
Thiết bị giám sát hành trình 4G TMS-4G01

 

Thiết bị giám sát hành trình 4G TMS-4G01 và camera Nghị định 10 TMS-CAM2-NĐ10 của adsun đáp ứng các yêu cầu mà quy định lắp đặt giám sát hành trình đặt ra. Không chỉ vậy, sản phẩm còn thuộc top những thiết bị định vị chất lượng cao với nhiều tính năng vượt trội và kết cấu bền bỉ, được tin dùng bởi 200,000 khách hàng toàn quốc.

 

Hệ Thống Giám Sát Hành Trình Xe

 

Khi đến với adsun, khách hàng sẽ được tư vấn về thiết bị cần mua cũng như các quy định lắp giám sát hành trình để có thể nắm rõ quy định của Chính phủ và đưa ra lựa chọn đúng đắn. Hãy liên hệ ngay Hotline 1900 545456 để sở hữu ngay thiết bị phù hợp cho các phương tiện xe nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *