Camera giám sát ô tô là giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp vận tải đạt được hiệu quả trong quản lý phương tiện, cũng là thiết bị cần được lắp bên trong xe đáp ứng quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Khi lựa chọn và lắp đặt thiết bị này, doanh nghiệp vận tải cần lưu ý đến những tính năng cần có của camera giám sát trong xe, đảm bảo camera hoạt động ổn định và tuân thủ những yêu cầu tối thiểu của cơ quan nhà nước. Vậy camera giám sát trên xe cần có các tính năng nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!
Quy định lắp camera giám sát ô tô theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP
Nghị định 10/2020/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 17/1/2020 quy định rõ về việc lắp camera giám sát ô tô kinh doanh vận tải. Cụ thể xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, xe công-ten-nơ và xe đầu kéo phải lắp camera trong xe. Thời hạn cần phải hoàn thành lắp đặt được quy định mới nhất là trước ngày 31/12/2020..
Camera giám sát ô tô cần đáp ứng các tính năng, quy chuẩn gì?
Các tính năng cần có của camera giám sát ô tô theo quy định
Camera giám sát ô tô là thiết bị đang được nhiều doanh nghiệp vận tải lắp đặt hiện nay, đặc biệt là thời hạn cần phải hoàn thành trang bị camera trong xe đang đến gần. Ngoài những yêu cầu cơ bản, doanh nghiệp vận tải cần lưu ý đến những tính năng mà camera giám sát ô tô cần Camera giám sát ô tô phải đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trong quá trình xe tham gia giao thông với các tính năng như:
- Hình ảnh camera lắp trong xe phải đảm bảo nhìn rõ trong mọi điều kiện ánh sáng (bao gồm cả vào ban đêm)
- Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 ki-lô-mét, tối thiểu 72 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 ki-lô-mét.
- Dữ liệu hình ảnh từ camera lắp trên xe phải được truyền về máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong thời gian không quá 02 phút và phải được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ khi xe chạy (tương đương từ 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu).
- Định dạng hình ảnh truyền về máy chủ theo chuẩn .JPG và phải có độ phân giải tối thiểu là 640×480 pixel.
- Chủ xe có thể tham khảo thêm các yêu cầu đối với camera giám sát ô tô tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP và Thông tư 02/2021/BGTVT)
Có đủ giấy tờ chứng nhận hợp chuẩn hợp quy của cơ quan chức năng.
Trước khi được đưa ra thị trường, tất cả các thiết bị được sản xuất bởi adsun đều có chứng nhận hợp quy chuẩn của cơ quan có thẩm quyền. Camera hành trình nghị định 10 TMS-CAM-NĐ10 cũng không ngoại lệ, đã được Tổng cục Đường bộ Việt Nam chứng nhận mẫu thiết bị phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia – QCVN 31:2014/BGTVT.
Không chỉ vậy, camera hành trình Nghị định 10 của adsun cũng đã được Trung tâm Đo lường Chất lượng Viễn thông chứng nhận hợp quy, đáp ứng được các yêu cầu về thiết bị đạt quy chuẩn theo Nghị định 10/2020 của Chính phủ và Thông tư 12 của Bộ GTVT.
Thiết bị TMS-CAM-NĐ10: camera giám sát ô tô phù hợp Nghị định 10
Camera giám sát ô tô TMS-CAM-NĐ10 của adsun là sản phẩm phù hợp với Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Mọi yêu cầu về tính năng và kỹ thuật theo quy định của nhà nước đều đã được tích hợp trong bộ thiết bị TMS-CAM-NĐ10.
Khi cần quan sát hình ảnh trong xe thì doanh nghiệp vận tải có thể lắp thêm mắt camera với đa dạng góc quan sát trên 90 độ, đảm bảo chỉ cần một mắt cam là đã có thể quan sát đủ vị trí quan trọng trong xe theo Nghị định 10.
TMS-CAM-NĐ10 là sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp TCVN 13396 (Tiêu chuẩn Kỹ thuật Quốc gia được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 4/11 về camera giám sát ô tô lắp đặt theo Nghị định 10), sử dụng công nghệ định vị, truyền phát dữ liệu hình ảnh, videos nhanh chóng bằng sóng 4G tân tiến, phù hợp với xu hướng cắt sóng 2G trong năm 2022.