Khi Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô được đưa ra, sự ra đời của camera hành trình Nghị định 10 thực sự là một công cụ quản lý vô cùng hữu ích đối với các cơ quan chức năng của ngành vận tải và công tác quản lý an toàn giao thông, cũng như là đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành vận tải.
Điển hình nhất là việc giảm thiểu số vụ va chạm, tai nạn giao thông đường bộ đã giảm mạnh, Căn cứ theo báo cáo nhanh của Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết trong tháng 1 (tính từ ngày 15/12/2021 đến ngày 14/01/2022) đường bộ xảy ra 953 vụ, làm chết 558 người, bị thương 598 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 356 vụ (27,2%), giảm 61 người chết (9,85%), giảm 338 người bị thương (36,11%).

Điều này có liên quan một phần đến việc lắp camera giám sát theo Nghị định 10 trên xe vận tải, được các cơ quan kỳ vọng rất nhiều về số tai nạn giao thông sẽ giảm sâu từ đây cho đến hết năm 2022.
Ngoài việc giúp giảm thiểu số tai nạn giao thông, camera hành trình Nghị định 10 còn đảm bảo ổn định trật tự an toàn giao thông, tạo ra nhiều chuyển biến tích cực về nhiều mặt đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và xã hội.
Chuyển biến tích cực sau khi lắp camera hành trình Nghị định 10 đối với doanh nghiệp
Camera hành trình hợp chuẩn theo Nghị định 10 hiện nay, là loại thiết bị giám sát đạt chuẩn TCVN 13396:2021, được tích hợp cả đầu ghi camera lẫn chức năng giám sát hành trình công nghệ 4G, có thể kiểm soát toàn bộ lượng xe của doanh nghiệp trong mọi trạng thái hoạt động, mọi lúc, mọi nơi thông qua hệ thống máy tính, ipad, điện thoại di động… Giảm bớt lực lượng lao động trong việc giám sát quản lý và thanh tra các hoạt động của lái xe.
Camera hành trình Nghị định 10 sẽ ghi nhận, lưu trữ hiển thị hình ảnh hoạt động của lái xe, của hành khách trong xe, cũng như định vị vị trí xe đang di chuyển ở đâu, chạy với tốc độ bao nhiêu, có chế độ cảnh báo khi có hiện tượng vượt quá tốc độ, thời gian lái xe liên tục dài hơn qui định, dừng đỗ xe không đúng nơi qui định bằng tín hiệu cho cả tài xế và người quản lý đội xe.
Ngoài ra, một số loại camera hành trình Nghị định 10, như thiết bị TMS-CAM-NĐ10 do Công ty Ánh Dương – adsun sản xuất, có khả năng kết nối thêm với các thiết bị các như cảm biến nhiên liệu, cảm biến nhiệt độ, đóng/mở cửa, đồng hồ taxi,… giúp tối ưu chi phí vận hành và đáp ứng đa dạng nhu cầu quản lý của các doanh nghiệp vận tải.
Theo buổi phỏng vấn của các phóng viên baogiaothong.vn đến các doanh nghiệp vận tải, khi nói về những lợi ích thiết thực khi doanh nghiệp đã lắp đặt camera hành trình Nghị định 10, ông Bùi Văn Viết – Giám đốc Công ty TNHH vận tải và Du lịch Minh Quý cho hay:
“Chúng tôi có 8 xe chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa và Sài Gòn. Tất cả các xe đã được lắp camera GSHT. Đây là quy định bắt buộc nên phải chấp hành nghiêm. Mặt khác khi lắp hệ thống camera thì tôi có thể quan sát được lượng hành khách, hành vi của lái xe, phụ xe đối với khách.”
“Bên cạnh đó, trên đường đi nếu không may gặp những vật cản hay va chạm giao thông thì qua camera mình có thể thấy được nguyên nhân vì sao. Thực sự việc lắp đặt camera có hiệu quả thiết thực. Riêng trường hợp lái xe, phụ xe nào của chúng tôi mà nghe điện thoại, không thắt dây an toàn thì khi bị lực lượng chức năng phát hiện xử lý thì người đó chịu trách nhiệm hoàn toàn. Về phía công ty xem xét các số lần tái phạm để đưa ra hình thức xử lý như trừ lương, hoặc sa thải nhân viên…Vì quan điểm của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho hành khách sau mỗi chuyến đi.”
Ông Lê Hữu Lịch – Giám đốc quản lý Bến xe khách Thanh Hóa cho biết thêm:
“Tất các các xe ô tô khách tại các bến cơ bản đều lắp đặt camera giám sát hành trình. Những xe nào không lắp mà hoạt động khi xuất bến chúng tôi không đóng lệnh đi.”

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Mai – Đội phó Đội TTGT số 2 (Thanh tra Sở GTVT Thanh Hóa) nói:
“Qua công tác kiểm tra các phương tiện kinh doanh vận tải hành khách thì cơ bản các doanh nghiệp đều chấp hành tốt. Lái xe không lơ là việc đeo dây thắt lưng an toàn, nghe điện thoại như trước kia. Điều thể hiện rõ nhất là ở trên khoang hành khách không có hàng hóa. Sau khi kết nối vào dữ liệu trên hệ thống, nếu phát hiện ra các trường hợp nào vi phạm thì sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật.”
Là một doanh nghiệp vận tải từ Lào về Việt Nam, ông Nguyễn Hữu Duyên – Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần VILACONIC (ở Nghệ An) cho biết:
“Kể từ ngày lắp đặt camera giám sát hành trình, việc quản lý lái xe của công ty cũng dễ dàng, đơn giản hơn. Cán bộ điều độ chỉ việc ngồi ở máy tính công ty có thể nắm được tất cả thông tin: hoạt động, tốc độ, buồng lái… của tất cả các xe, kể cả ở Việt Nam hay ở Lào. Các lái xe cũng ý thức hơn trong việc chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy của công ty khi tham gia giao thông trên đường.”
Chuyển biến tích cực sau khi lắp camera hành trình Nghị định 10 đối với tài xế
Camera hành trình Nghị định 10 là “đôi mắt” quản lý vô hình luôn nhắc nhở lái xe phải chấp hành các qui định của cơ quan quản lý và tuân thủ luật giao thông đường bộ vì lái xe luôn ngầm hiểu rằng mọi hoạt động đi lại của mình đã có camera ghi lại và lưu giữ, cho nên lãnh đạo, cán bộ quản lý đều theo dõi được hết mọi hoạt động của mình đã và đang diễn ra.

Tài xế Lê Minh Kha, chạy xe khách tuyến Vinh – Huế cho biết, anh làm nghề lái xe khách từ năm 2006 cho đến nay. Trước đây, khi chưa có camera giám sát, trong quá trình điều khiển phương tiện vẫn hay có thói quen dùng điện thoại, hay quên đeo dây an toàn, chở hàng hóa…
“Nay thì không dám nữa rồi, camera giám sát 24/24h. Lơ là một tí là cán bộ quản lý ở nhà nhắc nhở ngay, rồi cơ quan quản lý nhà nước cũng xem được, có khi lại bị xử phạt nguội như chơi”, anh Kha nói.
Nghe anh Kha chia sẻ, một tài xế khác ở bến cũng thành thật:
“Trước đây, một tháng 30 ngày chạy xe, thì có đến 28, 29 ngày em không đeo dây an toàn; rồi dọc đường thì nghe điện thoại, thậm chí là nhắn tin… Nhiều lúc vẫn biết như thế là trái với quy định của pháp luật và nguy hiểm trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe của hành khách và chính bản thân mình nhưng không có ai giám sát nên cũng cho qua.”
“Hôm nay thì khác rồi, trên các diễn đàn, hội lái xe, anh em khoe ảnh và nhắc nhở nhau đeo dây an toàn, mua sắm tai nghe, không nhồi nhét, không chở người quá quy định.. để tránh bị mất tiền phạt. Mình không muốn bị phạt tiền, thậm chí là bị công ty cho nghỉ việc thì cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh thôi”, tài xế này nói.
Theo tìm hiểu, khi chưa có camera giám sát hành trình không chỉ các lái xe vi phạm quy định khi lái xe mà nhiều lái và phụ xe khách còn tự ý mang hàng cồng kềnh, nhồi nhét lên ghế ngồi, lối đi… vừa nguy hiểm vừa gây khó chịu, phiền phức cho hành khách. Thế nhưng tình trạng này hiện nay dường như đã chấm dứt hoàn toàn.
Tương tự tái Bến xe phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, các xe hoạt động đều đã lắp camera giám sát theo quy định mới. Anh Nguyễn Văn Cầu (SN 1988, ngụ ở huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa) là lái xe chạy tuyến Thanh Hóa – Điện Biên cho biết:
“Xe có 2 cái camera được lắp đặt theo tiêu chuẩn. Từ khi có camera tôi không dám nghe điện thoại nữa mà chủ yếu là để cho phụ xe nghe chứ chưa nói đến việc không thắt dây an toàn.”
Cùng quan điểm với anh Cầu, tài xế Nguyễn Ngọc Đạt (SN 1987, quê ở huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) cho rằng chạy xe đường dài tuyến Thanh Hóa – Thái Nguyên cho rằng:
“Việc lắp đặt camera GSHT cũng tốt cho chúng tôi. Bình thường đang chạy nếu khách gọi điện đến thì chủ yếu phụ xe nghe hoặc tôi đưa cho phụ xe nghe máy. Còn việc chấp hành đeo dây thắt lưng thì rõ ràng là bắt buộc nếu không thì sẽ bị phạt thôi.”

Chuyển biến tích cực sau khi lắp camera hành trình Nghị định 10 đối với khách hàng
Camera hành trình Nghị định 10 góp phần mang lại sự an tâm và an toàn cho khách hàng, khi các dịch vụ trên xe được chăm lo chu đáo hơn, tài xế xe chạy đúng tuyến, không phóng nhanh vượt ẩu,…
Nếu khách hàng để quên đồ đạc trên xe như: hành lý, điện thoại… Nay nhờ có từ camera hành trình Nghị định 10, hiện tượng khách để quên đồ đều được tự động các nhà xe thông báo trả lại, nên hiện tượng mất đồ khi lỡ để quên trên xe hầu như không xảy ra nữa.

Chuyển biến tích cực sau khi lắp camera hành trình Nghị định 10 đối với cơ quan quản lý Nhà nước
Khi chưa có từ camera hành trình Nghị định 10 cơ quan quản lý vận tải cũng không thể thống kê được DNVT có bao nhiêu xe hoạt động, bao nhiêu xe không hoạt động, các xe vi phạm chạy quá tốc độ thì chỉ được biết qua tổng hợp của công an giao thông xử phạt tại từng thời điểm và địa điểm nhất định.
Hiện nay, khi hầu hết các phương tiện vận tải đã lắp camera hành trình Nghị định 10 đều được truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ Việt Nam, nên đã tổng hợp được tổng số xe tham gia vận tải, qua đó thống kê, xác định tình hình tổng quan của ngành vận tải ô tô theo quý một cách cụ thể, dễ dàng.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng nắm rõ tình trạng vi phạm hành trình, vi phạm về vận tốc, thời gian lái xe liên tục của người lái xe của tất cả các doanh nghiệp, hợp tác xã.
Thông qua hệ thống định vị GPS từ camera hành trình Nghị định 10, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở GTVT các tỉnh đã theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, từ nhắc nhở và xử phạt nghiêm các vi phạm về tốc độ, nên tình hình vi phạm tốc độ của các lái xe đã giảm gần 60 lần, góp phần giảm đáng kể tai nạn giao thông do xe ô tô vận tải gây ra trong dịp cận Tết những năm qua.

Ngoài ra, camera hành trình Nghị định 10 còn là công cụ hỗ trợ đắc lực và đồng thời là tư liệu quan trọng trong việc điều tra xử lý các vụ tai nạn giao thông xảy ra, giúp các cơ quan pháp luật điều tra và xử lý vi phạm về tai nạn giao thông một cách rõ ràng, chính xác và khách quan.
Theo như Điều 7 và Điều 11 của Thông tư số 63/2020 của Bộ Công An ban hành ngày 19/06/2020, tất cả các dữ liệu videos, hình ảnh từ camera hành trình đã ghi hình được vụ tai nan, sẽ là cơ sở pháp lý để các cơ quan Công an điều tra nguyên nhân khi có tai nạn giao thông xảy ra, cũng như làm bằng chứng để giải quyết vụ việc một cách công khai, minh bạch.
Theo lời một chủ đơn vị vận tải ở HCM, đã từng có phương tiện xe xảy ra va chạm giao thông gần đây, cho hay: “Cách đây vài hôm, tôi mới thấy quyết định lắp sớm camera theo Nghị định 10 cho đơn vị của mình từ trước là hoàn toàn hợp lý. Bữa đó có một chiếc xe khách của đơn vị tôi khi đang lưu thông thì bất ngờ một chiếc xe con ngược chiều bị mất lái, lao vào va chạm trước đầu xe chúng tôi. Cú va chạm khiến xe con bị hư hỏng nặng, may mà nhờ có camera hành trình Nghị định 10 trên xe ghi lại vụ việc mà chúng tôi không phải bồi thường gì cả. Mất vài triệu lắp cam từ trước để ghi lại bằng chứng mà tránh được mấy chục triệu đền bù thiệt hại, còn chưa kể tới việc giam xe giữ bằng sẽ gây thiệt hại thêm cho hoạt động doanh nghiệp nữa.”
“Không những vậy, tôi thấy camera hành trình Nghị định 10 còn giúp doanh nghiệp chúng tôi kiểm soát dễ dàng các phương tiện xe của mình, theo dõi được lộ trình xe và hình ảnh hoạt động trên xe, nâng cao được chất lượng dịch vụ vận tải, đảm bảo an toàn và đặc biệt là trong thời buổi dịch bệnh này, kiểm soát tình trạng trộm cướp nữa.”, ông chia sẻ thêm.
Lựa chọn camera hành trình Nghị định 10 chất lượng tốt ở đâu?
Những lợi ích và những chuyển biến tích cực mà camera hành trình Nghị định 10 mang lại cho việc quản lý, kiểm soát ngành giao thông vận tải đã được thực tế chứng minh trong quãng thời gian gần đây. Nhưng để mua được camera hành trình Nghị định 10 có chất lượng tố và hợp chuẩn để không bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính thì cần tìm ở đâu?
Thiết bị tích hợp 2 trong 1 TMS-CAM-NĐ10 của công ty adsun sản xuất và hoàn toàn làm chủ về công nghệ, đã được chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy từ Bộ GTVT và Bộ TT&TT, cũng như đạt Tiêu chuẩn TCVN 13396:2021 sẽ là người bạn, người đồng nghiệp đáng tin cậy đối với mọi nhà quản lý vận tải.

Để được hỗ trợ chuyên sâu về sản phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới hotline 1900 545456 để được giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến camera hành trình Nghị định 10 TMS-CAM-NĐ10. Từ những tư vấn này, các chuyên viên CSKH của adsun có thể đưa ra thêm những phải pháp phù hợp nhất, tối ưu nhất cho việc quản lý hiệu quả các phương tiện vận tải của quý doanh nghiệp.