Trong lĩnh vực vận tải, việc ban hành Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định bắt buộc lắp đặt camera hành trình trên xe kinh doanh vận tải thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, và sau đó là ban hành Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam TCVN 13396:2021 hướng đến việc tích hợp giữa camera Nghị định 10 với thiết bị giám sát hành trình 4G theo QCVN 31:2014/BGTVT, cho chúng ta thấy có sự chuyển dịch và dần chuẩn bị cho việc cắt sóng 2G chuyển sang 4G của lĩnh vực vận tải, mang đến những cơ hội và thách thức nhất định để chuyển mình và thay đổi cho ngành vận tải.
Sóng 2G sẽ sớm bị khai tử từ năm 2022
Hiện nay, mạng viễn thông Việt Nam đang tồn tại đồng thời 3 công nghệ di động mặt đất là 2G triển khai năm 1990, 3G triển khai từ năm 2009, 4G triển khai từ năm 2016 và triển khai thử nghiệm thương mại 5G trong năm 2020.
Như vậy từ năm 2021, mạng viễn thông Việt Nam đã tồn tại cả 4 công nghệ di động. Việc duy trì cùng lúc các công nghệ này bắt buộc các doanh nghiệp viễn thông phải duy trì vận hành, gây tốn kém cho doanh nghiệp, tài nguyên tần số bị chia nhỏ và doanh nghiệp không tập trung nguồn lực để tham gia vào công nghệ di động mới.
Do đó, việc loại bỏ công nghệ 2G cho phép giải phóng băng tần cho các công nghệ di động mới, giúp doanh nghiệp tiết kiệm và giảm chi phí khai thác, giành hạ tầng thụ động để phát triển các trạm phát sóng 5G tiên tiến.
2G đã là xu thế đã thoái trào và ngày càng nhanh chóng bị thay thế bởi các công nghệ tiên tiến hơn. Vì thế, Bộ Thông tin & Truyền thông cũng đã đặt mục tiêu để các nhà mạng đủ điều kiện cắt sóng 2G sớm nhất vào đầu năm 2022.
Từ ngày 1/7/2021, Thông tư số 43/2020/TT-BTTTT về ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất – Phần truy nhập vô tuyến” chính thức có hiệu lực, theo đó các thiết bị đầu cuối thông tin di động sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G trở lên.
Ngoài ra, đến tháng 9 năm 2024 khi các giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông di động và các giấy phép tần số để triển khai mạng di động hết hạn, Bộ sẽ không tiếp tục gia hạn giấy phép sử dụng băng tần số vô tuyến điện sử dụng cho công nghệ 2G/3G.
Do đó, việc chuyển đổi công nghệ, thiết bị, dừng phát sóng công nghệ cũ sẽ được triển khai một cách đồng bộ, quyết liệt trong giai đoạn tới.
Đây là những yếu tố mang tính sống còn để đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn trong thời gian tới, đưa đất nước trở thành một trong số ít quốc gia có lượng sử dụng công nghệ viễn thông cao cấp lên tới 100% và sẵn sàng biến công dân Việt Nam thành bộ phận công dân điện tử tiên tiến.
Tính đến hết Năm 2021, mạng 4G đã phủ sóng đến 99,8% cả nước. Trong khi đó, mạng 5G đã được các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone thử nghiệm thương mại tại 16 tỉnh, thành phố, gồm Hà Nội, TP HCM, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Phước, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Đồng Nai, Thái Nguyên, Cần Thơ, Bình Dương, Bến Tre, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hiện nay, chính phủ đã có những chính sách đồng bộ để thúc đẩy phát triển công nghiệp điện tử; yêu cầu các thiết bị sản xuất, nhập khẩu vào Việt Nam phải hỗ trợ công nghệ 4G… để đẩy nhanh quá trình cắt sóng công nghệ 2G cũ.
Trong lĩnh vực vận tải, Nghị định 10/2020/NĐ-CP được ban hành phù hợp với những quy định mới của pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phát huy những kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định 86 với loại Camera giám sát hành trình đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo thông tư 12/2020 sử dụng 4G rất phù hợp trong bối cảnh cắt mạng 2G vào năm 2022.
Nghị định 10/2020/NĐ-CP đã thể hiện rõ quyết tâm của Chính phủ trong việc thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý nhà nước về kinh doanh vận tải bằng ô tô, cắt giảm các thủ tục hành chính và những điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; tạo lập môi trường kinh doanh vận tải minh bạch, công bằng, thuận lợi, hiện đại tạo điều kiện cho các đơn vị kinh doanh hoạt động ổn định, phát triển; thuận tiện cho nhu cầu đi lại của nhân dân; đồng thời vẫn duy trì siết chặt những yêu cầu về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kinh doanh vận tải.
Cắt sóng 2g năm 2022 – thách thức và cơ hội cho ngành vận tải
Theo số liệu của Cục Viễn thông, Việt Nam vẫn còn khoảng 24 triệu thuê bao 2G trên tổng số 130 triệu thuê bao đi động. Với số lượng thuê bao 2G như trên, phương án cắt sóng 2G sẽ tác động mạnh đến xã hội.
Trong lĩnh vực vận tải có khoảng gần 1 triệu phương tiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình sử dụng mạng 2G, chính vì vậy việc cắt sóng 2G sẽ gây tốn kém, lãng phí cho các doanh nghiệp, đơn vị vận tải vốn đã mua và sử dụng thiết bị mạng 2G từ trước.
Khó khăn là thế, nhưng việc cắt sóng 2G là tất yếu, là bước đi mang tính cách mạng và sẽ góp phần thúc đẩy ngành điện tử, kinh tế, quản lý tính hiệu quả và an toàn giao thông cho ngành vận tải,… Bởi 2G có tốc độ chưa thật sự cao, việc định vị bằng 2G sẽ có độ trễ nhất định, tín hiệu không ổn định, gần như không thể truyền tải dữ liệu bằng videos, hình ảnh và có thể mất sóng hoàn toàn nếu như gặp điều kiện không thuận lợi như ở các cùng sâu, vùng xa, hải đảo,… gây nên khá nhiều bất cập đối với các nhà quản lý vận tải.
Mạng 4G có đường truyền nhanh hơn, ổn định hơn gấp nhiều lần các mạng từ 3G trở xuống, giúp các doanh nghiệp và cơ quan quản lý không những có thể cập nhật vị trí hiện tại của xe một cách nhanh chóng, mà còn có thể giám sát một cách trực quan hơn, minh bạch hơn từ những dữ liệu hình ảnh, videos (có chất lượng lên đến full HD hoặc 4K) trên xe đang di chuyển từ đường truyền 4G mang lại.
Về cung ứng sản phẩm camera giám sát hành trình, khoảng thời gian sau khi Nghị định 10 ban hành và trước khi có Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam TCVN 13396:2021, các sản phẩm về camera giám sát hành trình trên xe ô tô có trên thị trường trăm hoa đua nở với đủ các mức giá và các dạng công nghệ trải từ 2G đến 4G, không biết loại thiết bị nào “đạt chuẩn”, chọn nhầm lại tiền mất tật mang.
Khi tiêu chuẩn TCVN 13396:2021 đã được ban hành, Hiệp hội khuyến cáo các đơn vị vận tải cân nhắc lắp đặt thiết bị sử dụng công nghệ 4G trở lên, nhiều nhà cung ứng buộc phải đổi mới công nghệ sản xuất và chế tạo ngày một tân tiến hơn, vừa để đáp ứng các quy định, vừa nâng cao trình độ kỹ thuật để có thể cạnh tranh giá cả và chất lượng.
Một số doanh nghiệp không đủ năng lực sản xuất, buộc phải nhập khẩu, không chủ động được phần mềm và phần cứng nên rồi đành phải khoanh tay đứng ngoài.
Một vài hội viên khác thì đã nghiên cứu, chủ động sáng tạo và sớm sản xuất thành công sản phẩm tích hợp camera với công nghệ định vị bằng 4G đáp ứng được Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam TCVN 13396:2021, đã đăng ký, làm thủ tục đo lường thử nghiệm và được cấp chứng nhận.

Cũng nhờ đó, giá loại camera đáp ứng Nghị định 10 ít cạnh tranh hơn, được tối ưu với chất lượng hợp chuẩn nên người tiêu dùng trong lĩnh vực vận tải được hưởng lợi, với mức giá lắp đặt các thiết bị phần cứng công nghệ 4G khoảng 4-5 triệu/xe, so với mức giá có thể lên đến 10 -12 triệu/xe như trước khi có TCVN 13396:2021.
Xem Thêm >> Thiết bị giám sát hành trình bằng công nghệ định vị 4G TMS-4G
THÔNG TIN LIÊN HỆ
⭐𝐕𝐏 𝐂𝐡í𝐧𝐡: 340/16 Lê Văn Quới, KP 11, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, Tp.HCM
⭐𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐁ắ𝐜: G4-TT10 Đường Foresa 8, KĐT Xuân Phương, P. Xuân Phương, Q .Nam Từ Liêm, HN
⭐𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓𝐫𝐮𝐧𝐠: 102 Đường Kinh Dương Vương, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng.
⭐𝐕𝐏 𝐌𝐢ề𝐧 𝐓â𝐲: D2-27, KDC 586, Đường Lê Văn Tưởng, Phường Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp. Cần Thơ.
📩️ salesadsun@adsun.vn
☎ (𝟎𝟐𝟖) 𝟑𝟕𝟔𝟕 𝟐𝟖 𝟐𝟖 – (𝟎𝟐𝟖) 𝟕𝟑𝟎𝟓 𝟕𝟕 𝟗𝟗 Hotline: 𝟭𝟵𝟬𝟬 𝟱𝟰 𝟱𝟰 𝟱𝟲